Home

3/3/11

Đi rừng ngắm chim - tập 3

Tháng 5 năm 2010

Chúng tôi lại đi rừng.......
Để ngắm chim !

Chuyến đi lần này vẫn trở lại nơi cũ, Suối Vàng - Đà Lạt, vẫn với mục đích tìm ngắm cho được một loài chim có tiếng kêu hay, nghe nói là sống tầng thấp-bụi rậm, song chưa bao giờ được nhìn tận mắt. Các tay săn bẫy chim cũng chưa bắt nó bao giờ......
Nguyên nhân là sự khao khát của anh ngnghai đối với loài chim này: đã 4 năm nay tìm kiếm, song vẫn chưa toại nguyện được ngắm nó ở cự li thật gần....

Máy bay đến sớm, chúng tôi ghé qua rừng Đăk Lăk để ''thăm nom" một chút trước đã.
Cuối tháng Tư, không khí miền cao nguyên buổi trưa vẫn nóng chảy mồ hôi. Nhìn thấy một bụi hoa nhỏ nhắn mọc lên từ thảm lá khô ven rừng, chụp:

Cánh cam:

Bọ rùa
Ở đây có vài chú tiểu mi hót hay, song có lẽ đã cuối mùa bắt cặp, chúng không sung và không còn chịu sà đến gần chiếc máy phát giọng của chúng tôi, để có thể chụp được chúng.

Đi với chúng tôi có một người bẫy chim (!)
Và đây là đồ nghề - một cái lụp bẫy

Chú chim mồi trong đó: một chú Hồng Hạnh có bộ lông xanh biếc!

Và thế là...
Sáng hôm ấy có 2 chú Hồng Hạnh sa bẫy
Thật lòng thấy .......thương quá! Dù vẫn biết không vậy thì dân thành phố làm gì có chim cảnh mà nuôi !
Mâu thuẫn !

Trong lúc phát máy tìm gọi mấy chú tiểu mi, chúng tôi núp trong một bụi lồ ô rậm, anh dathvt mắt tinh đã phát hiện cái này
Một cái tổ rất xinh, được bện thật khéo gá vào một đoạn lồ ô mỏng manh.
Chúng tôi đã định cắt đoạn lồ ô có cái tổ xinh xắn đó về làm kỉ niệm, nếu không kịp phát hiện thế này
Đó là tổ ấm và những trứng của một chú chim rẽ quạt. Khi thấy chúng tôi rình mò trong bụi rậm, nó đã trốn lên một ngọn cây gần đó. Mãi sau mới chịu quay về tổ.
Có lẽ nó rất sợ!
Và chúng tôi cũng đã thở phào vì chưa kịp phá hoại tổ của nó - dù tất nhiên là không cố í.

Dương xỉ rừng có cách phân nhánh lá rất thú vị
Trên đường về lại Đà Lạt, chúng tôi ghé một quán giải khát. Căn nhà gỗ lụp xụp cô đơn ven đường có vài lồng chim

Trong số ấy có một chú chào mào non họ bắt được

Trở về thành phố Đà Lạt, chúng tôi ghé thăm mấy tiệm chim lớn.
Cơ man nào là lồng, là chim
Tất cả chúng tôi đều tự hỏi: với chừng này lồng và chim, chủ tiệm phải chăm sóc thế nào!? Khi mà chính chúng tôi - những người ít nhiều có thú say mê nuôi chim, cũng đã phải rất vất vả mỗi ngày với chỉ dăm ba lồng như vậy!

Một chú chào mào non đang được mớm ăn dế. Ổ bắt từ rừng về có 2 chú, đã chết 1 vì yếu quá
Lòng lại bâng khuâng: nếu không bị bắt đi, hẳn giờ 2 chú nhỏ vẫn đang ấm êm trong lòng mẹ!

Lại một ổ Chàng Làng với 4 chim non - vừa vặn cho một không gian ổ dạng mở nhỏ xíu xìu xiu!

Những miệng chim non mở rộng chờ tay người đút mớm

Có thể thấy rõ sự khác biệt lớn ở mép chim non của loài làm tổ mở và loài làm tổ kín: ở loài làm tỏ mở, mép và họng chim non không cần có những hạt lân tinh phát sáng, vì tổ chim mở nên sáng rõ, chim bố mẹ có thể quan sát và tìm đúng miệng mở của con mà mớm mồi.
Trong khi đó, ở loài chim làm tổ kín, vì trong tổ rất tối nên mép và họng chim non thường có những hạt phát sáng để chim bố mẹ khi chui vào tổ thì theo ánh sáng đó mà phân biệt miệng chim non.

Chàng làng con hơn 10 ngày tuổi - tốc độ lớn rất nhanh để kịp ứng phó với thay đổi thời tiết của tự nhiên.
Tiếc là mình chưa có dịp được nghe loài chim này nói gió.
Thấy bảo chúng nói gió rất hay, thể hiện được nhiều tiếng, nên còn được gọi tên là loài Bách thanh điểu.

Đớp ruồi xanh - với màu lông xanh blue rất bắt nắng

Tôi đã có dịp nhìn ngắm loài chim này trong vườn nhà anh ngnghai. Cái cách nó chao lượn trong aviary với bộ lông xanh chấp chới thật rất quyến rũ người xem!

Một chú Thanh Tước còn nhỏ tuổi. Và xinh đẹp

Chàng Hồng Tước này già dặn hơn. Và cũng rất đẹp với bộ lông đỏ ối mượt mà

Ở một tiệm chim khác, gặp lại chú Chào mào trống nuôi con rất giỏi của ngày xưa.
Năm nay nó đã .. 19 tuổi. Với thâm niên nuôi hàng chục ổ chào mào con, bất kể độ tuổi nào, gốc gác nào - nó cũng sẵn sàng mớm, nuôi cho khôn lớn!
Trong ảnh là nó đang nuôi 2 chào mào non mới bắt từ rừng về. Tiếc vì lồng treo quá cao, mà vì đang mớm con nên tôi không muốn phá bĩnh hạ lồng xuống chụp nó

Con chim mái bám bên ngoài lồng cũng là một trong các con gái nuôi của nó năm ngoái

 ... ghé vào một restaurant thăm người quen ở thành phố Đà Lạt, uống mấy tách trà Atiso cho ấm và tắm nước nóng, sẵn sàng cho buổi chiều muộn trở về căn nhà gỗ Suối Vàng của ngày xưa.....
Trời về chiều, đã sâm sẩm, cảnh vật thành phố hoa vẫn rất tươi đẹp, yên tịnh và lãng mạn

Những giàn hoa hồng dại quyến rũ
Mình đã mang thử một gốc về SG trồng: cây lên èo uột, chỉ ra lá, chẳng thấy hoa!

----------------------------
Vào rừng...

Thế rồi tất cả lên xe vào rừng.

Căn nhà gỗ ở thung lũng Suối Vàng của ngày xưa vẫn đây: tím lãng mạn trong một khung cảnh rừng, suối đẹp mộng mơ và hoang vắng

Vẫn cái ao nhỏ trước nhà và chuồng bồ câu từ lâu đã vắng bóng chim gù

Vẫn tiếng ếch nhái, chẫu chàng uộp oạp về chiều

Vẫn những rặng đỗ quyên cánh mỏng mong manh trong hơi sương lạnh

Khác chăng là những triền núi đối diện mắt nhìn của ngày xưa giờ đã có phần hao hụt bóng cây - con người đã cải tạo triền rừng hoang thành những vạt đất đỏ au để trồng cây công nghiệp, trồng hoa màu, làm đường và cả làm nhà. Đại ngàn dần thu hẹp - có lẽ cũng là tất yếu của sự phát triển..


Nhưng hoa thì vẫn luôn tươi đẹp ở chốn này



Những chú chó ở đây thân thiện đến lạ. Nó không phải là con chó quen của cách đây 4 năm, thế mà chỉ cần chặc chặc lưỡi, chúng liền vẫy đuôi quấn quít quanh chân

Rock

Mina

Hap và Py
Sống ở rừng, chúng có sự phát triển khang khác chó nuôi trong thành phố: thức ăn phần lớn là xương, chúng nhai gặm khỏe. Cơ thể không to lớn như khả năng có thể đạt được - tôi đoán có lẽ do chất lượng thức ăn không nhiều dinh dưỡng và đạm béo như chó ở nhiều nhà thành phố. Song tôi sờ nắn cẳng chân của con Rock và cảm nhận sự dẻo dai, rắn chắc của cơ bắp, cũng như độ xơ rậm của bộ lông phải chống chọi với cái lạnh vùng cao khắc nghiệt - điều mà chắc chắn nhiều chú chó ở Sài Gòn sẽ không chịu đựng nổi!

Hoa mua mọc gần nhà: đỏ chót và xinh xắn như một thỏi son

Dòng suối êm đềm trước nhà vẫn đây, hơi nước vẫn lạnh như buổi ngày xưa

Mình đã cởi dép, tất và đi chân trần xuống suối: lạnh rùng mình
Những viên cuội nâu không biết bao nhiêu tuổi đã bị nước mài mòn, nhẵn thín

Sáng hôm sau, mọi người bắt đầu đi bộ vào rừng...
Đã trưa, rừng núi đầu mùa mưa vẫn có những tảng sương mù giăng trên ngọn thông, lơ đãng trôi như những cánh mây bay thấp

Trên đường đi gặp ngôi nhà hàng xóm - được xây từ cùng một bàn tay với ngôi nhà nơi chúng tôi trú ngụ, xinh xắn và đài các

Đất hoang được công sức con người cày xới, biến thành những ruộng bắp cải, thành nhà lồng trồng hoa - vẻ đẹp của lao động cần mẫn

Chòi gỗ người trông ruộng
Đơn giản mà dáng dấp vẫn xinh xắn. Hình như cái khí hậu ôn đới này nó có khả năng làm con người trở nên lãng mạn và kích thích khiếu thẩm mĩ hơn rất nhiều!
Mình liên tưởng đến những tháng ngày rét mướt, khi đất rừng Đà Lạt ẩm ướt và mưa phùn lê thê cả tuần, có ai đó ngồi bó gối trong căn chòi này, lạnh lẽo, đơn tẻ, dõi theo bóng đôi cò trắng mấy ngày nay lượn quanh quẩn bên bờ suối, không hiểu họ sẽ nghĩ gì...
Nếu là mình: có lẽ sẽ thấy cô đơn lắm !.......

Nhưng nhìn ruộng rau tươi tốt, có lẽ nhẹ nhõm nhiều

Bên kia sườn đồi là con đập nhỏ vắt ngang qua dòng suối - vừa tạo cảnh quan, vừa làm thủy điện. Thấy khâm phục sức người đã bỏ ra cải tạo vùng đất hoang vu này

Bước vào đại ngàn, ấn tượng bao giờ cũng là sự hùng vĩ, hoang sơ


Những bụi phúc bồn tử dại đầy gai sẵn sàng quấn lấy áo quần, cào xước thịt da người vô í

Vào mùa quả chín, chúng sẽ là nguồn cung cấp thức ăn cho không ít loài chim hoang dã

Hoa mua trên lối mòn lên núi
Đẹp giản đơn
Quả mua chín cũng là món quà ngon cho nhiều loài chim rừng Đà Lạt

Chúng tôi bắt gặp một tổ Chàng làng - vật liệu lót tổ còn khá mới, nhưng không thấy trứng, cũng không thấy chim non

Anh dathtv - một người bạn cũng mê đi rừng ngắm chim và mê nuôi hút mật trong aviary

Càng vào sâu, cây cối càng chằng chịt, lối đi càng khúc khuỷu.
Dương xỉ dại mọc kín

Lan rừng leo bám vắt vẻo trên những thân cây thông đổ ngang đường


Đã hết mùa Xuân, nên chỉ thấy lá, không tìm ra hoa

Tuy vậy, vẫn có những cây dại trổ bông


và quả



Có thể chúng sẽ là món ngon cho những chú chim, chú sóc nào đó đang ríu rít trên những tầng cao trong rừng 

Vào mùa mưa, vắt bắt đầu xuất hiện
Những bãi đất ẩm thường có vắt - và anh ngnghai đã bị một chú 'vắt vẻo' lên chân
Kịp phát hiện hất ra nên hắn chưa múp míp lắm!

Phát hiện ra những cái tổ chim trèo cây
Thật giỏi: chúng chọn những cái bọng mối mọt trên các ngọn cây và gia công sâu vào trong thành những cái tổ cho lũ chim non của chúng

Tr ở về nhà đầu giờ chiều, kịp trốn một cơn mưa. Khi trời vừa tạnh, bên chái bếp nơi có giàn xác pháo leo hoa đỏ thắm, phát hiện vài chút hút mật

Này đây chú Hút mật bụng vàng/Sunbird Gouldiae - còn gọi là Hút mật bụng vàng Đà lạt

và cô bạn đời của nó

Sau đó là một chút Hút mật bắp chuối - có vẻ là khách rất quen của nhà, vì mấy ngày sau vẫn thấy nó liên tục đến đây ăn mật
Cùng là hút mật, nhưng Bắp chuối to gấp đôi Bụng vàng.

Thành công lớn nhất của lần đi rừng này là phát hiện ra được một tổ Bói cá đầu nâu/Halcyon smyrnensis/White-throated Kingfisher

Tiếc là không kịp chụp được ảnh của con chim mẹ: vừa nghe tiếng người: nó bay vụt ra khỏi cái tổ đào trên taluy đất, vút lên một nhánh thông trên cao rồi biến mất!

Cái tổ của nó đào rất đơn sơn, ăn sâu vào lòng đất. Thò đến gần hết khuỷu tay mới chạm vào 4 cái trứng vỏ trắng có đốm nâu. Quá sâu mà không muốn lấy trứng ra ngoài xem, sợ mùi tay người làm ảnh hưởng chim mẹ không chịu ấp con: nên ai cũng loay hoay mãi mới chụp được mỗi thế này:



Không có nhận xét nào: