Home

26/2/11

Chim cu pháp nhà nuôi - Ringneck Dove

Có ai biết vì sao người ta gọi nó là con chim cu Pháp - địa danh của nước Pháp ở đây có nghĩa như thế nào, xin cùng chia sẻ với mình nhỉ ?

Bởi vì, khác với Sắc Nhật - một loài chim Di được phát triển thuần hóa và cho sinh sản từ nước Nhật mà từ đó chết tên gọi trên cả thế giới (dù hoang dã chúng đến từ Đông Nam Á, Trung Quốc), mình không tìm được lí do vì sao loài chim họ bồ câu xuất xứ Châu Phi này lại được người VN ta âu yếm gọi tên là cu .... Pháp !?

Ringneck Dove là loài chim cảnh khá phổ biến ở Châu Âu và Châu Mĩ.
Một trong những lí do khiến nhiều người nuôi chúng là chúng hiền hòa, dạn người. Nuôi từ nhỏ có thể dạy cho đậu, cho ăn thoải mái trên tay, hay có thể gọi bay đến theo hiệu lệnh chủ.

Tuy thuộc họ bồ câu, nhưng kích thước nhỏ hơn và bay kém hơn nên Ringneck Dove thường được chuộng nuôi trong aviary, trong lồng lớn chứ không nuôi thả đua như bồ câu đưa thư. Vì vậy mà chúng được nuôi như một giống bồ câu cảnh.

Nhưng: những ai từng nuôi Ringneck Dove - sẽ thấy chúng đáng yêu, dịu dàng hơn bồ câu rất nhiều! rất nhiều!


Trứng chim - kích thước bằng trứng chim cút, vỏ trứng trắng tinh. Quá trình phát triển sinh lý, thời gian ấp, mớm y hệt chim bồ câu:


Chim làm tổ đơn giản trong các hốc rộng, dạng tổ mở (open), tha rơm rác lỏt tổ như bồ câu. Mỗi lần đẻ 2 trứng. Đa số trường hợp giới tính chim con ra đời 1 trống, 1 mái. Cá biệt các trường hợp lai ghép trùng gen có thể cho ra toàn mái hoặc toàn trống.

Nuôi từ nhỏ các cá thể chim sống với nhau khá hòa thuận. Vào thời kì trưởng thành chim trống có thể đánh nhau để tranh giành mái. Hoàn toàn có thể nuôi tập thể trong chuồng rộng, nhưng cần thu xếp các ngăn riêng cho các cặp chim làm tổ.
Ghi nhận trong điều kiện nuôi riêng từng chuồng, các cặp chim sinh sản tốt hơn nuôi chung.

Một điểm đáng khen: là chúng khá công bằng trong việc phân chia trách nhiệm làm cha mẹ.

Đôi chim nhà mình thay nhau ấp trứng rất say mê



Rồi một hôm, con trống nằm trong tổ tỏ ra rất hung hăng, khác hẳn ngày thường
Nó 'xù lông nhím' lên với mình, khi mình ngó vào chuồng chim 

Ra là trứng đã nở, chim bố đang muốn bảo vệ con


2 cái vỏ trứng đã hết nhiệm vụ, bị chim bố mẹ bỏ chỏng chơ lăn lóc ra ngoài


Chúng thực sự là những bậc cha mẹ hết lòng vì con!

Và những đứa trẻ cứ lớn dần...

01 ngày tuổi

02 ngày tuổi, lớn rất nhanh

05 ngày tuổi - đã thấy rõ những đôi mắt đỏ của chủng chim albino

08 ngày tuổi

Đến thời điểm này chúng đã bắt đầu đứng gượng lên, vỗ cánh và xoay chuyển vị trí nằm trong ổ. Tuy vậy, cái diều luôn trĩu nặng thức ăn và khung xương còn yếu khiến chúng chưa đứng vững được lâu.
Cũng khoảng thời điểm từ 6-7 ngày, không còn thấy chim mẹ vào nằm ổ ban đêm để ủ ấm cho con nữa. Và ban ngày thì bố chim cũng chỉ cùng mẹ lo ăn và mớm cho con, không còn nằm lì trong ổ để ủ nữa.
Lông cũng bắt đầu vào giai đoạn phủ kín lưng chim.
9 ngày tuổi, mình cho con trai ôm chơi làm quen với chim non

16 ngày tuổi - lông chim đã phủ tương đối kín toàn thân


Và sau đó...


21 ngày tuổi: lông đã phủ khá kín toàn thân, bắt đầu loạng choạng bay, và tự ăn một mình



Con trai đặt tên cho cậu nhỏ là Cookie, cô nhỏ là Jazz - không hiểu sao con đặt tên như vậy. Hay là xem bộ phim hoạt hình nào.. ?

Chúng lớn lên, trưởng thành và giống y hệt bố mẹ.

Trong khi đó, bố mẹ chúng lại bắt đầu có thêm em bé

Chim bố mẹ là thay phiên nhau ấp trứng


Chúng cứ thế mà sinh sôi....

Ở nhà mình....

Không có nhận xét nào: