Home

21/4/11

Vườn treo chim Hút mật

Cái tật mê chim không dừng được: thế là tự hoàn tất một cái vườn chim Babylon - ta gọi thế vì nó là cái mini aviary treo trên tường của vườn sau sân thượng!
  •  2 cái chuồng chim cu bỏ đó đã lâu không dùng
  • 5m vuông lưới nuôi thủy sản,  5m dây thừng chạy ra chợ Kim Biên mua lẻ
  • 100 sợi dây rút điện bằng nhựa loại nhỏ ở tiệm đồ điện gần nhà
  • 1 chậu cây leo lá xanh nhỏ xinh vườn đang có sẵn
  • 2 đêm, 1 buổi chiều Thứ bảy cho đến tận khuya...
  • 1 cái máy khoan, 1 cái kìm, một cái kéo, vài đoạn kẽm 
... và một con người lao động vất vả hăng say không tốn đồng nào trả phí - là Ta.

Thế là xong một cái aviary treo nuôi chim nho nhỏ!
Và đó là nơi chăm sóc những chú chim đặc biệt: loài chim Hút mật rừng miền Nam.


Tiếng chép líu, màu sắc đa dạng lóng lánh đặc biệt bắt nắng và thường hắt ánh kim loại của mỗi loài Hút mật đều có sự thu hút đặc biệt.
Và càng đặc biệt hơn khi chúng có cái mỏ cong đài với cái lưỡi đặc thù sinh ra để hút mật hoa.

 Dù chăm sóc khá vất vả - vất vả hơn chăm Finch, nhưng Ta thấy hài lòng với bộ sưu tập mới!

'Tài sản' hiện tại:
  • 01 Hút mật ngực đỏ/Hút mật xác pháo/Crimson Sunbird - Aethopyga siparaja: Trống
  • 01 Hút mật bụng vàng/Hút mật bảy màu Đà lạt/ Gould's Sunbird - Aethopyga gouldiae: Trống
    01 Hút mật họng tím/Hút mật bày màu/Purple-throated Sunbird - Leptocoma sperata: Trống
  • 03 Hút mật họng hung/Thanh tím/Ruby-Cheeked Sunbird - Anthreptes singalensis: 2 Trống - 1 Mái
Nhìn trên mạng người ta chụp ảnh Hút mật mà mê quá. Còn Ta chỉ mới rình mò chụp được vài ảnh trong điều kiện nhốt lồng chật hẹp.





 Ở rừng Tà Nung - Đà Lạt, ta đã từng chụp được chúng như thế này

Rồi thì sẽ phải mất thì giờ nghiên cứu thiết kế một cái aviary vườn nuôi Hút mật với những loài hoa leo đẹp, để có cơ hội chụp được những tấm ảnh thật gần với tập tính sinh hoạt tự nhiên của chúng cho ưng í đây!


3 nhận xét:

doanthaics nói...

Thân chào Chị hôm qua em lang thang lên mạng tìm hiểu về chim hút mật thì thấy blog của chị ( qua một số bài viết em đoán thế vì em dành cả buổi sáng để đọc hết blog của chị lun ). Em thấy chị có cái Blog này thật hay, các bài viết của chị thật cuốn hút và đầy màu sắc, mong rằng chị sẽ có nhiều bài viết thật hay để chia sẻ cho anh em biết, Rất vui nếu được làm bạn cùng chị. congthai00_2 yahoo của em đó có gì chị em mình làm wen nha chị. Thân chào chị chúc chị và gia đình lun khoẻ mạnh và hạnh phúc.

sir_thanhle nói...

Thân chào bạn. Mình đã vào xem blok của bạn và rất thích những chú chim hút mật bạn đang nuôi. Đúng là chúng đẹp lung linh, một vẻ đẹp sặc sỡ và kiêu sa. Mình hiện tại cũng đang sở hữu 2 chú hút mật ngực đỏ mới bẫy được hơn 2 tuần nay. Tuy nhiên chỉ biết cho ăn mật ong mà không vào cám được. Bạn có cách gì để vào cám cho chú em nó nhanh được không. Nhìn bạn nuôi như thế mình khẳng định bạn không chỉ cho ăn mật mà là phải có cám và mồi tươi nữa. Mong bạn giúp đỡ nhé. Xin cảm ơn. Thân mến
Sir_ThanhLe

GoldenCanary nói...

Chào anh,
Chim hút mật cần được rất kiên nhẫn để cho ăn cám.
Cám dùng ban đầu thường là cám khuyên trộn với đường cát cho ngọt. Mở đầu tôi thả một chút cám trộn lẫn với mật ong: chim ăn mật ong bị lợn cợn dính cám vào quen dần.
Có thời gian thì buổi sáng cho ăn mật ong, buổi chiều trông chừng lấy mật ong ra khỏi lồng buộc chim đói phải ăn cám.
Trộn trứng gà sống với mật ong cho hút mật ăn hàng ngày cũng là cách bổ sung đạm khá tốt cho chim khi nó chưa quen ăn cám.

Khi ăn cám giỏi: có thể thay bột khoen bằng hạt thức ăn cho mèo xay nhuyễn - loại thức ăn này giàu đạm hải sản tôm cá: sẽ giúp hút mật đẹp bộ lông.